Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

5-1 LUẬT HỢP BIẾN (SANDHI)

Các bạn thân mến,
Trước khi vào phần Ngữ Pháp, chúng ta sẽ làm quen với Luật Sandhi (hợp biến). Khi biết sơ qua sẽ giúp chúng ta nhận ra những biến đổi trong một chữ, hay trong một chuỗi chữ (đây là điểm đặc biệt của tiếng Phạn, thường kết hợp với nhau thành một chuỗi chữ!).

Có hai loại hợp biến, trong chữ và trong câu.

Sandhi trong câu gọi là ngoại hợp biến.

hai chữ đi kế nhau thì âm tiết kết thúc của chữ đầu và âm tiết đầu của chữ kế sẽ biến đổi vì lý do vừa tai nghe.
thí dụ:
abcd  efgh        abcX  efgh
hoặc                              abcd  Yfgh
hoặc                              abcX  Yfgh

Nhưng nếu trong chuỗi chữ abcXYfgXZjkl
thì thật khó mà nhận ra đó là abcd  efgh  ijkl
đã được kết hợp lại bởi luật nội biến, nhưng khi quen thì vẫn nhận ra được!
May là chỉ 25 luật thôi bạn ạ, chúng ta sẽ làm quen dần.

5-1 Quy luật cho vần kết thúc m
Nếu một từ kết thúc bằng âm –m và chữ kế đến bắt đầu bằng một phụ âm thì –m được chuyển thành một tuỳ âm (anusvāva) và hai chữ được viết rời nhau.
-m + phụ âm → - + phụ âm
phalam + khādatiphala + khādati
Lưu ý: Tuỳ âm ở cuối chữ đọc như m.

Vì sự biến đổi này, nên chúng ta thường thấy một chữ kết thúc bằng

(Không phải mẫu âm hay phức âm ( a, ā, i, ī, u, ū, , , , e, ai, o, au) phụ âm, vậy dễ nhớ hơn!)
Thí dụ như chữ evam एवम् thường đứng đầu câu, nên sau nó hay gặp phụ âm, nên thường thấy eva एवं
Những thí dụ đưa vào bài viết, các bạn có thể tra nghĩa nơi Phạn-Việt đối chiếu.

Bài tập:
Áp dụng quy luật vần kết thúc m
1- rāmam paśyati
2- jalam icchati
3- devam yajati

4- annam khādati


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét