Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Hai cấp biến đổi mẫu âm


Trước khi học tiếp luật sandhi, chúng ta biết thêm về dạng guṇa và dạng vṛddhi.

Các mẫu âm đơn như a, ā, i, ī, u, ū, , , , thường được biến đổi, và sự biến đổi này lại có hai phân độ, được gọi là guṇa गुण (cường hoá 強化= tăng độ mạnh) và vṛddhi वृद्धि (trường hoá 長化= kéo dài)

Hai cấp guṇa và vṛddhi của các mẫu âm đơn nhìn cụ thể như sau:


Các mẫu âm của hai cấp guṇa và vṛddhi tương ưng với biến âm khi các mẫu âm đơn căn bản được biến hoá bằng cách đặt mẫu âm a– phía trước.
Nên lưu ý là a không biến đổi ở cấp guṇaā vẫn giữ dạng gốc ở cả hai cấp guṇa và vṛddhi.


Quan sát guṇa, chúng ta thấy khi mẫu âm –a đứng trước các mẫu âm khác –a (như i, ī, u, ū, ṛ, ṝ, ḷ) sẽ có những biến đổi.

Đến cấp vṛddhi thì nhận thấy mẫu âm đơn đứng trước guṇa (ar ) hoặc phức âm (e, o) sẽ biến đổi. Ghi nhớ điểm này sẽ giúp dễ dàng khi nghe biến đổi ở cấp độ guṇa và cấp độ vṛddhi.

Khi xem xét về động từ, chúng ta sẽ thấy rõ hơn, vì gốc động từ luôn được biến hoá, ví dụ như khi thân động từ hiện tại được hình thành, ta thường thấy sự biến đổi âm theo hai cấp phân độ trên. 
---
Trên đây chỉ giới thiệu sơ lược về hai cấp biến đổi, tuy có vẻ khó hiểu nhưng khi vào cách chia động từ, chúng ta sẽ dần hiểu rõ hơn. 

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Đáp án bài tập


Tuần này chúng ta xem lại các bài tập đã làm trong tháng này.
Chúng ta chưa thể nhớ được, nhưng để quen với những biến thể với luật Sandhi và những đuôi của danh từ, động từ. Về sau mới có thể đoán ra được chữ gì để tra tự điển.

ĐÁP ÁN Sandhi của âm kết thúc –a –ā


1. rāmo gāyati 
2. bālaḥ + khādati
2. bālaḥ + khādati
3. rāmaḥ + atra tiṣṭhati
3. rāmo’tra tiṣṭhati
4. devaḥ + vadati
4. devo vadati
5. bālaḥ + icchati
5. bāla icchati
6. rāmaḥ + jayati
6. rāmo jayati
7. bālaḥ + paṭhati
7. bālaḥ + paṭhati
8. rāmaḥ + evaṃ vadati
8. rāma evaṃ vadati
9. bālāḥ + namanti
9. bālā namanti
10. putraḥ + annam
10. putro’nnam
11. bālaḥ + sīdati
11. bālaḥ + sīdati
12. putrāḥ + khādanti
12. putrāḥ + khādanti
13. devaḥ + yacchati
13. devo yacchati
14. bālaḥ + aśvam nayati
14. bālo’śvam nayati
15. putrāḥ + icchanti
15. putrā icchanti
16. devaḥ + uvāca
16. deva uvāca
17. rāmaḥ + api vadati
17. rāmo’pi vadati
18.bālaḥ + śaṃsati
18.bālaḥ + śaṃsati
19. devaḥ + rakṣati
19. devo rakṣati
20. rāmaḥ + bodhati
20. rāmo bodhati
21. bālaḥ + kṣipati
21. bālaḥ + kṣipati
22. bālaḥ + mādyati
22. bālo mādyati
23. narāḥ + viśanti
23. narā viśanti
24. putraḥ + āgacchati
24. putra āgacchati
25. rāmaḥ + evam
25. rāma evam
26. devāḥ + atra vasanti
26. devā atra vasanti
27. rāmaḥ + viśati
27. rāmo viśati
28. narāḥ + gacchanti
28. narā gacchanti
29. bālāḥ + āgacchanti
29. bālā āgacchanti
30. narāḥ + yacchanti
30. narā yacchanti




Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Động từ tiếng Phạn



Đầu tiên, chúng ta có khái niệm sơ lược về động từ tiếng Phạn. Vì động từ của ngôn ngữ Ấn Âu khác hẳn với tiếng Việt hoặc tiếng Hán.
Chẳng hạn ở thì hiện tại: tôi đi, anh đi, nó đi 
hoặc ở số nhiều: Chúng tôi đi, các anh đi, chúng nó đi
Với 6 trường hợp trên, trong cả ba ngôi, số ít hay số nhiều, động từ “đi” không thay đổi. 
Nhưng nếu là tiếng Phạn thì cả ba ngôi, động từ đều thay đổi. Lại thêm ngoài số ít và số nhiều lại có "số hai"
Như vậy chỉ riêng thì hiện tại đã có 9 đuôi (tiếp vĩ ngữ) khác nhau cho một động từ.

Còn một điểm nữa! tuy là chỉ nói về thì hiện tại, nhưng động từ có 10 nhóm, mỗi nhóm có một đuôi khác nhau.

Nghe thì có vẻ khó khăn, nhưng khi học dần, các bạn sẽ thấy, dần dà chúng ta cũng quen, nhìn được những biến đổi đó.



Quy tắc chung: 
1/ Nếu đuôi (tiếp vĩ ngữ) bắt đầu bằng một mẫu âm, thì bỏ đuôi a của thân hiện tại. 
2/ Nếu tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm m– (–mi, –maḥ) hoặc v– (–vaḥ) được gắn vào một thân mẫu âm (của loại thêm a) thì mẫu âm a sẽ được kéo dài thành ā.
3/ Kí hiệu của gốc động từ √ 


                             
BÀI TẬP
Chia các động từ sau ở thì hiện tại, các ngôi.

1/ paṭh पठ् = đọc

2/ nam नम् = chào


Chính vậy, đôi khi trong câu không cần chủ từ, chỉ nhìn đuôi động từ là biết chủ từ ngôi thứ mấy và số ít hay nhiều!
--- ---
Đọc sách về học tiếng Phạn, các bạn sẽ thấy khi nói đến cách chia động từ, sẽ gặp hai thuật ngữ thematic và athematic, thường ít khi dịch ra Việt. 

thematicĐặc điểm của các nhóm này là đuôi của thân động từ lúc nào cũng là –a. Như vậy thì khi thân động từ hiện tại lúc nào cũng được gắn thêm tiếp vĩ âm –a hoặc một tiếp vĩ âm có đuôi –a.
 (động từ các nhóm 1,4,6,10)

athematic Các nhóm động từ này thiếu đặc điểm –a (động từ các nhóm 2,3,5,7,8,9)
-----
Những sách tự học Phạn hầu hết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, chúng tôi sẽ ghi chú thêm tiếng Anh hoặc tiếng Hán bên cạnh những thuật ngữ, vì khi dịch Việt đôi khi khó nhận ra nghĩa của nó. 

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Sankrit 1- Danh Từ

DANH TỪ
1/ Mỗi danh từ đều có ba giống:
1. Giống đực hay nam tính (masculine)
2. Giống cái hay nữ tính (feminine)
3. Trung tính (neuter)
2/ Về mặt biến đổi, các danh từ khác nhau ở số (num­erus) và sự kiện (casus).
2-1. Về mặt số thì có ba số: Số ít (Singular), số hai (Dual), số nhiều (Plural)
Số ít (Sing.)           Một ngườisố hai (Dual)         Hai ngườisố nhiều (Plur.)     Nhiều người (3 trở lên)
2-2. Về mặt sự kiện (casus) Phạn ngữ phân biệt 8 sự kiện (cách) theo thứ tự sau:
1. Chủ cách (Nominative主格): Chủ từ trong câu.
2. Trực bổ cách (Accusative直補格, trực tiếp thụ cách 直接受格): Túc từ trực tiếp (tân ngữ)
3. Dụng cụ cách (Instrumental用具格): phương tiện để thực hiện hành động: với, bằng, bởi
4. Gián bổ cách (Dative間補格, dữ cách 與格, vị cách 爲格): túc từ gián tiếp trong câu, dùng với những danh từ có nghĩa: chia cho, tặng cho…
5. Nguyên uỷ (Ablative源委, đoạt cách 奪格, li cách 離格): diễn tả nguồn gốc của sự kiện
6. Thuộc cách (Genitive屬格, sở hữu cách 所有格): sở hữu: của, trong số
7. Vị trí cách (Locative位置格, ư cách 於格): chỉ nơi chốn, hoàn cảnh, phạm vi, tình trạng…
8. Hô cách (Vocative呼格): Dùng để gọi.

Mỗi danh từ đều có tự vĩ (đuôi) biến hóa riêng, sử dụng lâu dần quen, ban đầu thì rất ngán tính nhiêu khê của các từ vĩ.

Danh từ có âm kết thúc a , –ā

Danh từ có âm kết thúc –a được biến chuyển bằng cách cho thêm vào âm kết thúc của thân danh từ –a. Trước hết âm kết thúc –a được bỏ đi và các âm kết thúc của sự kiện được gắn vào.
Danh từ tận cùng bằng (a,ā)  sẽ đượcbỏ âm cuối a,ā, của Danh từ, và thêm vào các đuôi (tiếp vĩ ngữ) sau:





Tuy nhìn các biến đuôi thật đáng nể như thế, nhưng trong quá trình học, lâu dần cũng thấy không đến nỗi sợ như lần đầu nhìn thấy.
Chúng ta thử chia danh từ nam tính bāla (chú bé)

 
Vậy với danh từ bāla (m) khi nhìn thấy:
1/ bālaḥ sẽ biết là một chú bé, bālau sẽ biết hai chú bé, bālāḥ sẽ biết nhiều chú bé (từ ba người trở lên)…

2/ tùy đuôi sẽ cho chúng ta biết danh từ đang chia ở cách nào
बालः bālaḥ (Nom.)chú bé là chủ từ trong câu.
बालम् bālam (Acc) chú bé là túc từ trực tiếp trong câu.
बालेन bālena (Inst.) với chú bé
बालाय bālāya (Dat.) Chú bé là túc từ gián tiếp,  nên thường trong câu sẽ có một động từ với nghĩa chia cho, tặng…: “cho chú bé”
बालात् bālāt (Abl.) xuất xứ cách, diễn tả nguồn gốc sự kiện, dời chỗ… “từ chú bé”
बालस्य bāla-sya (Gen.) sở thuộc: “của chú bé”
बाले bāle (Loc.) vị trí,  “nơi chú bé”
बाल bāla (Voc.) Dùng để gọi “chú bé!”

Bài tập:
Chia danh từ फल phala (n.) “quả” ở số ít, số hai, số nhiều và tám cách.
Chia danh từ सेवक sevaka (m.) “người hầu” ở số ít, số hai, số nhiều và tám cách.


Khi làm bài tập chúng ta viết âm la tinh và cả Deva sẽ giúp chúng ta nhớ dần mặt chữ Deva.


Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

1-4 Sandhi

Các bạn thân mến,
Nếu chờ học xong luật Sandhi mới học ngữ pháp thì rất khó nhớ, nên chúng ta tạm chia thời khóa biểu như sau :
Tuần 1 học Sandhi
Tuần 2 học về Danh từ
Tuần 3 học về động từ
Tuần 4 ôn tập chung.
Khi học, viết tay bài học là cách hay nhất để nhớ bài một cách tự nhiên.

Sandhi của âm kết thúc –aḥ và –ā


Luật 1: Nếu một chữ kết thúc bằng –aḥ và chữ theo sau bắt đầu bằng những phụ âm


ga
gha
ṅa


ja
jha
ña


ḍa
ḍha
ṇa


da
dha
na


ba
bha
ma
ya
ra
la
va





ha
thì –aḥ biến thành o.

–aḥ + phụ âm có âm vang → –o + phụ âm có âm vang

rāmaḥ gacchatirāmo gacchati Rāma đi

naraḥ namati → naro namati Ông ta chào

rāmaḥ viśati → rāmo viśati Rāma bước vào


Luật 2: Nếu một chữ kết thúc bằng –aḥ và chữ theo sau bắt đầu bằng a– thì âm đuôi –aḥ biến thành –o và khởi âm a– được bỏ, và thay thế bằng một dấu trong hệ thống phiên âm La-tinh và dấu avagraha trong hệ thống chữ Devanāgarī.
–aḥ + a– → –o + ’–

rāmaḥ atra tiṣṭhati → rāmo’tra tiṣṭhati
Rāma đứng ở đây
naraḥ annaṃ khādati → naro’nnam khādati
Ông ta ăn món ăn

Luật 3: Nếu một chữ kết thúc bằng –aḥ và chữ theo sau bắt đầu bằng một mẫu âm khác a– thì âm đuôi –aḥ biến thành –a.
(mẫu âm khác a, là những mẫu âm :
ā  i   ī    u ū ṛ  ṝ  ḷ)

–aḥ + mẫu âm khác-a— → –a + mẫu âm khác a–

rāmaḥ āgacchati → rāma āgacchati  Rāma đến

rāmaḥ icchati → rāma icchati  Rāma muốn


Luật 4: Nếu một chữ kết thúc bằng ā và chữ theo sau bắt đầu bằng một mẫu âm hoặc phụ âm phát nghe âm, thì âm đuôi ā biến thành –ā.

–āḥ + mẫu âm/phụ âm có âm → –ā + mẫu âm/phụ âm có âm

narāḥ āgacchanti → narā āgacchanti Các ông ấy đến


narāḥ gacchanti → narā gacchanti Các ông ấy đi

 Bài tập hợp biến. Kết nối những từ bên dưới theo quy luật hợp biến.
1. rāmaḥ + gāyati
16. devaḥ + uvāca
2. bālaḥ + khādati
17. rāmaḥ + api vadati
3. rāmaḥ + atra tiṣṭhati
18.bālaḥ + śaṃsati
4. devaḥ + vadati
19. devaḥ + rakṣati
5. bālaḥ + icchati
20. rāmaḥ + bodhati
6. rāmaḥ + jayati
21. bālaḥ + kṣipati
7. bālaḥ + paṭhati
22. bālaḥ + mādyati
8. rāmaḥ + evaṃ vadati
23. narāḥ + viśanti
9. bālāḥ + namanti
24. putraḥ + āgacchati
10. putraḥ + annam
25. rāmaḥ + evam
11. bālaḥ + sīdati
26. devāḥ + atra vasanti
12. putrāḥ + khādanti
27. rāmaḥ + viśati
13. devaḥ + yacchati
28. narāḥ + gacchanti
14. bālaḥ + aśvam nayati
29. bālāḥ + āgacchanti
15. putrāḥ + icchanti
30. narāḥ + yacchanti

Làm nhiều như vậy mới mong nhớ được, sau này khi nhìn chữ đã có luật hợp biến mới khả dĩ đoán ra được trước khi hợp biến đó là chữ gì!