Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Sankrit 1- Danh Từ

DANH TỪ
1/ Mỗi danh từ đều có ba giống:
1. Giống đực hay nam tính (masculine)
2. Giống cái hay nữ tính (feminine)
3. Trung tính (neuter)
2/ Về mặt biến đổi, các danh từ khác nhau ở số (num­erus) và sự kiện (casus).
2-1. Về mặt số thì có ba số: Số ít (Singular), số hai (Dual), số nhiều (Plural)
Số ít (Sing.)           Một ngườisố hai (Dual)         Hai ngườisố nhiều (Plur.)     Nhiều người (3 trở lên)
2-2. Về mặt sự kiện (casus) Phạn ngữ phân biệt 8 sự kiện (cách) theo thứ tự sau:
1. Chủ cách (Nominative主格): Chủ từ trong câu.
2. Trực bổ cách (Accusative直補格, trực tiếp thụ cách 直接受格): Túc từ trực tiếp (tân ngữ)
3. Dụng cụ cách (Instrumental用具格): phương tiện để thực hiện hành động: với, bằng, bởi
4. Gián bổ cách (Dative間補格, dữ cách 與格, vị cách 爲格): túc từ gián tiếp trong câu, dùng với những danh từ có nghĩa: chia cho, tặng cho…
5. Nguyên uỷ (Ablative源委, đoạt cách 奪格, li cách 離格): diễn tả nguồn gốc của sự kiện
6. Thuộc cách (Genitive屬格, sở hữu cách 所有格): sở hữu: của, trong số
7. Vị trí cách (Locative位置格, ư cách 於格): chỉ nơi chốn, hoàn cảnh, phạm vi, tình trạng…
8. Hô cách (Vocative呼格): Dùng để gọi.

Mỗi danh từ đều có tự vĩ (đuôi) biến hóa riêng, sử dụng lâu dần quen, ban đầu thì rất ngán tính nhiêu khê của các từ vĩ.

Danh từ có âm kết thúc a , –ā

Danh từ có âm kết thúc –a được biến chuyển bằng cách cho thêm vào âm kết thúc của thân danh từ –a. Trước hết âm kết thúc –a được bỏ đi và các âm kết thúc của sự kiện được gắn vào.
Danh từ tận cùng bằng (a,ā)  sẽ đượcbỏ âm cuối a,ā, của Danh từ, và thêm vào các đuôi (tiếp vĩ ngữ) sau:





Tuy nhìn các biến đuôi thật đáng nể như thế, nhưng trong quá trình học, lâu dần cũng thấy không đến nỗi sợ như lần đầu nhìn thấy.
Chúng ta thử chia danh từ nam tính bāla (chú bé)

 
Vậy với danh từ bāla (m) khi nhìn thấy:
1/ bālaḥ sẽ biết là một chú bé, bālau sẽ biết hai chú bé, bālāḥ sẽ biết nhiều chú bé (từ ba người trở lên)…

2/ tùy đuôi sẽ cho chúng ta biết danh từ đang chia ở cách nào
बालः bālaḥ (Nom.)chú bé là chủ từ trong câu.
बालम् bālam (Acc) chú bé là túc từ trực tiếp trong câu.
बालेन bālena (Inst.) với chú bé
बालाय bālāya (Dat.) Chú bé là túc từ gián tiếp,  nên thường trong câu sẽ có một động từ với nghĩa chia cho, tặng…: “cho chú bé”
बालात् bālāt (Abl.) xuất xứ cách, diễn tả nguồn gốc sự kiện, dời chỗ… “từ chú bé”
बालस्य bāla-sya (Gen.) sở thuộc: “của chú bé”
बाले bāle (Loc.) vị trí,  “nơi chú bé”
बाल bāla (Voc.) Dùng để gọi “chú bé!”

Bài tập:
Chia danh từ फल phala (n.) “quả” ở số ít, số hai, số nhiều và tám cách.
Chia danh từ सेवक sevaka (m.) “người hầu” ở số ít, số hai, số nhiều và tám cách.


Khi làm bài tập chúng ta viết âm la tinh và cả Deva sẽ giúp chúng ta nhớ dần mặt chữ Deva.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét