Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Động từ tiếng Phạn



Đầu tiên, chúng ta có khái niệm sơ lược về động từ tiếng Phạn. Vì động từ của ngôn ngữ Ấn Âu khác hẳn với tiếng Việt hoặc tiếng Hán.
Chẳng hạn ở thì hiện tại: tôi đi, anh đi, nó đi 
hoặc ở số nhiều: Chúng tôi đi, các anh đi, chúng nó đi
Với 6 trường hợp trên, trong cả ba ngôi, số ít hay số nhiều, động từ “đi” không thay đổi. 
Nhưng nếu là tiếng Phạn thì cả ba ngôi, động từ đều thay đổi. Lại thêm ngoài số ít và số nhiều lại có "số hai"
Như vậy chỉ riêng thì hiện tại đã có 9 đuôi (tiếp vĩ ngữ) khác nhau cho một động từ.

Còn một điểm nữa! tuy là chỉ nói về thì hiện tại, nhưng động từ có 10 nhóm, mỗi nhóm có một đuôi khác nhau.

Nghe thì có vẻ khó khăn, nhưng khi học dần, các bạn sẽ thấy, dần dà chúng ta cũng quen, nhìn được những biến đổi đó.



Quy tắc chung: 
1/ Nếu đuôi (tiếp vĩ ngữ) bắt đầu bằng một mẫu âm, thì bỏ đuôi a của thân hiện tại. 
2/ Nếu tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm m– (–mi, –maḥ) hoặc v– (–vaḥ) được gắn vào một thân mẫu âm (của loại thêm a) thì mẫu âm a sẽ được kéo dài thành ā.
3/ Kí hiệu của gốc động từ √ 


                             
BÀI TẬP
Chia các động từ sau ở thì hiện tại, các ngôi.

1/ paṭh पठ् = đọc

2/ nam नम् = chào


Chính vậy, đôi khi trong câu không cần chủ từ, chỉ nhìn đuôi động từ là biết chủ từ ngôi thứ mấy và số ít hay nhiều!
--- ---
Đọc sách về học tiếng Phạn, các bạn sẽ thấy khi nói đến cách chia động từ, sẽ gặp hai thuật ngữ thematic và athematic, thường ít khi dịch ra Việt. 

thematicĐặc điểm của các nhóm này là đuôi của thân động từ lúc nào cũng là –a. Như vậy thì khi thân động từ hiện tại lúc nào cũng được gắn thêm tiếp vĩ âm –a hoặc một tiếp vĩ âm có đuôi –a.
 (động từ các nhóm 1,4,6,10)

athematic Các nhóm động từ này thiếu đặc điểm –a (động từ các nhóm 2,3,5,7,8,9)
-----
Những sách tự học Phạn hầu hết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, chúng tôi sẽ ghi chú thêm tiếng Anh hoặc tiếng Hán bên cạnh những thuật ngữ, vì khi dịch Việt đôi khi khó nhận ra nghĩa của nó. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét