Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Bài 1 - Mẫu Tự Phạn

Bài 1 - MẪU TỰ 

BẢNG MẪU TỰ TIẾNG PHẠN TRONG PHẦN PHIÊN ÂM

Tiếng Phạn (saṃskṛta) dùng mẫu tự Devanāgarī [1] để viết. Bảng mẫu tự tiếng Phạn gồm:
- 13 mẫu âm (còn gọi là nguyên âm), có ba loại mẫu âm: 
(1) Mẫu âm đơn giản, 
(2) Mẫu âm mang tính chất phụ âm, 
(3) Song mẫu âm (còn gọi là phức hợp âm). 
Còn thêm phân biệt trong mẫu âm có loại âm ngắn và âm dài.
- 33 phụ âm.
- 2 âm bổ sung là tùy âm và phóng xuất âm.

1-1 MẪU ÂM


Đơn mẫu âm

Phức âm

Âm ngắn
Âm dài

Đọc bằng yết hầu
Đọc bằng hàm trên
Đọc âm môi
Lưỡi uốn cong
Âm răng
  a
    i
    u
   ṛ
    ḷ
   ā
    ī
    ū
 

  e     ai
o   au

Ba loại mẫu âm                                   ngắn                dài
- Mẫu âm đơn giản                          a, i, u               ā, ī, ū
- Mẫu âm mang tính chất phụ âm    ṛ, ḷ                    ṝ, [] [2]
- Song mẫu âm (phức hợp âm)        e, ai, o, au

Sở dĩ phân chia rõ ràng như vậy, vì tùy tính chất của mẫu âm sẽ có những kết hợp thay đổi sau này. 


Theo thói quen sử dụng ký tự chữ quốc ngữ, những chữ như r, l thuộc phụ âm, nay thuộc mẫu âm (nguyên âm) chúng ta khó ghi nhận. Chẳng hạn đọc một câu: những mẫu âm khác a, ta không có ấn tượng rằng trong phần liệt kê đó có ṛ, ḷ. Bước đầu cần thuộc lòng mẫu âm để quen với một ngôn ngữ mới. 


Theo cách phát âm của Ấn Âu thì e, o thuộc nhị trùng âm[3]

Chúng ta lưu ý những điểm này, khi bắt đầu học một sinh ngữ khác.


CÁCH VIẾT

* nét ngang viết từ trái qua phải.
* nét thẳng đứng viết từ trên xuống dưới
- Viết từ trái qua phải, theo thứ tự như sau:

Cách viết mẫu âm:
a

ā

i

ī

u


ū

e

ai

o

au

 
 

 


CÁCH PHÁT ÂM

Về cách phát âm thật khó có một chú thích rõ ràng cho người Việt, vì hệ ngôn ngữ khác nhau, nhiều mẫu tự không có một cách đọc tương đương trong tiếng Việt. Chúng tôi cố gắng ghi nhận một số chú thích của các quyển Phạn văn đã có để tạm ghi cách phát âm cho chúng ta. 
Trong vấn đề tự học, chúng ta có thể đọc sách hiểu nhưng cần đọc ra tiếng thì khó mà chuẩn xác nếu không có cơ hội nghe nhiều bài về phát âm.
Trong sự hạn chế đó, chúng tôi chỉ xin giới thiệu cách học và ghi âm la tinh được các bản kinh Phạn hiện giờ còn tìm thấy, đã lên vi tính trong năm vừa qua.


Mẫu âm

Đọc bằng yết hầu
   a        phát âm như a, nghiêng về chút âm ơ        
   ā        phát âm như a nhưng dài gấp đôi a
Đọc bằng hàm trên 
    i         phát âm như i
     ī        phát âm như i nhưng dài gấp đôi i
Đọc âm môi
    u        phát âm như u
    ū       phát âm như u nhưng dài gấp đôi u
Lưỡi uốn cong 
   ṛ         phát âm như ri, nhưng chỉ đọc phớt chữ i, và rung trong cổ họng
  ṝ        phát âm như trên nhưng dài hơn
Âm răng
    ḷ       đọc như li, nhưng đọc phớt chữ i
Phức âm đều được phát âm dài
 e        phát âm như ê  
  ai       phát âm như ai
o       phát âm gần như ô
au      phát âm như au 


[1] Sở dĩ gọi là Devanāgarī thì có lẽ nāgarī là tên một thành phố, còn Deva là Trời hay Brahman. Có lẽ vì vậy có khi chúng ta gọi tiếng Sanskrit (saṃskṛta) là tiếng Phạm là vậy (Phạm thiên).
[2] Kí tự Devanāgarī đúng ra có 49 mẫu tự, nhưng vì chữ [ ] chưa từng thấy xuất hiện, nên trên thực tế chỉ có 48 chữ.

46 nhận xét:

  1. Bài thật rõ ràng. Dễ học. Chỉ sợ mau quên.
    Dường như cách viết dựa trên người cầm bút bằng tay phải. Chữ Hán thì nét cuối là sổ dọc. Còn chữ Phạn thì nét cuối là nét ngang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chữ Phạn khi viết cả câu, đôi khi nhìn như chữ ngược, nếu chưa quen, khi cầm một bản văn Phạn sẽ cầm ngược!
      Mong rằng chúng ta cùng vui học. Viết đi viết lại sẽ nhớ mặt chữ.
      Chúng tôi sẽ trình bày như cách chúng tôi học thấy có nhớ vừa chừng, đủ để biết đó là chữ gì!

      Xóa
    2. hi quên k có dễ bạn nhá mình vẫng là mình . nếu bạn dã cầm bút 1 lần mà nhớ 9 là bạn đã từng học qua đó là căn duyên ... neu ban đã từng thấy nó là duyen rất nhiều kiep trước bạn đã dến với phật chúc mừng bạn gặp nhiều tốt dẹp trong cuộc sống

      Xóa
    3. Cảm ơn bạn, mình cũng nghĩ thế.

      Xóa
  2. Rất cảm ơn những đóng góp của bạn, mình rất thick học chữ Phạn , bài viết rõ ràng và dễ hiểu.
    Bạn có thể cho biết cách cài bộ ghõ chữ Phạn để gõ trên máy tính không.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn cho chúng tôi địa chỉ email để chúng tôi gởi cách cài đặt của keyman, hoặc là bạn lên mạng download chương trình Tavultesoft Keyman về tự cài đặt cũng được. Chương trình này rất dễ sử dụng.

      Xóa
  3. lần đầu học tiếng phạn,hihi cho mình xin bộ gõ chữ phạn với,mail nguyenthituongvysp@gmail.com
    cảm ơn mọi người đã giúp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng tôi gởi theo địa chỉ bạn cho, thư bị trả về. Vậy chúng tôi đưa lên trang lưu trữ của chúng tôi. Bạn lên tải về nha.
      https://sites.google.com/site/goctuhoc/home/tu-hoc-phan/The%20Heidelberg%20Input%20Solution.rar?attredirects=0&d=1

      Xóa
  4. chữ phạn có phải là chữ tượng ý không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo sự học lâu nay, chúng tôi chưa tìm thấy sự tượng ý trong chữ này. Cũng có thể vì chưa hiểu sâu về ngôn ngữ Phạn. Còn chữ Nho thì tượng ý và tượng hình có thể thấy rõ ràng.

      Xóa
  5. chào bạn, bạn cho mình hỏi câu này có phải ý nghĩa là Always see beauty : सदैव सौंदर्यं पश्य. Cảm ơn bạn nhiều!

    Trả lờiXóa
  6. chào quachnhien tran. bạn cho mình hỏi câu MẸ TÔI LÀ TRÁI TIM, MÀ GIỮ TÔI CÒN SỐNG trong tiếng Phạn viết như thế nào được không ạ. cảm ơn bạn

    Trả lờiXóa
  7. TẠI HÀ NỘI CÓ MỞ TRUNG TÂM DẠY TIẾNG PHnj ko nhỉ



    Trả lờiXóa
  8. xin chào tôi rất ham học nhưng ko có tư liệu xin cho ít tư liệu đễ học trân thành cảm ơn ADIĐAPHAT MAIL của mình thanhhai9999bc@gmail.com mình rất ham học cảm ơn nhiều. adiđàphật.

    Trả lờiXóa
  9. Bạn tải tài liệu về xem. Bên mình đang dịch quyển ngữ pháp Phạn. Xong sẽ post lên.

    Trả lờiXóa
  10. mình định học tiếng Phạn để thuộc kinh dễ hơn thì có nên không cả nhà?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thử nghe nghe bài tâm kinh bằng tiếng Phạn, và xem cách học về bài này, xem thử có dễ hơn không. Nhưng theo mình nếu nghe bản nhạc Tâm Kinh, thì có vẻ dễ thuộc hơn. Bạn sang trang này xem https://tuhocphanvan.quachnhien.com/

      Xóa
  11. Chào bạn quachnhien tran!
    Bạn có thể hướng dẫn cách gõ chữ Phạn trên computer không, mình loay hoay mãi vẫn không biết cách gõ..
    Email: bobenkia@gmail.com
    Cảm ơn bạn nhiều!

    Trả lờiXóa
  12. Cho em hỏi có lớp dậy học tiếng phạn Online ko ạ? chỉ giúp em với, em cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  13. Mình đang theo học lớp học tiếng Phạn ở 63 Trần Hưng Đạo, do TT VH Ấn Độ, thuộc đsq Ấn mở. Gv ng Ấn, dạy cả yoga. Học phí 500k/3 tháng. Cảm ơn tác giả!

    Trả lờiXóa
  14. Điện thoại thông minh có cài đượcko

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình sử dụng trên máy tính, nên không biết có thể được không.

      Xóa
  15. Cám ơn bạn. Bài viết rất dể hiểu và dễ học. Mình đang theo dõi bài để tự học tiếng Phạn

    Trả lờiXóa
  16. Chữ tuấn viết tiếng phạn thế nào vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuấn , qua tiếng Phạn thì ghi là : " Tuấn ". Tên riêng mà. ;)))

      Xóa
  17. mình phải học các bài tiếp theo ở đâu,xin cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn qua trang này để tải quyển tự học
      https://tuhocphanvan.quachnhien.com

      Xóa
  18. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  19. Mô Phật! Chú ơi, con tải phần mềm về, cài đặt rồi mà không sử dung được ạ. Con không biết làm thế nào ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu bạn quyết tâm học, thì liên lạc với tác giả qua email quachnhientran@gmail.com để nói chi tiết nhé.

      Xóa
  20. Hay lắm bài viết bạn trinh bày rất rễ hiểu mình hôm nay là lần đầu tiên cầm bút viết lên 6 chủ phan am mani padme hom và bất đầu tim hiểu về chủ phạn.

    Trả lờiXóa
  21. bài học rất hay ạ. Cảm ơn bạn đã chia sẻ vì rất ít tài liệu tiếng Phạn.Mình thắc mắc chút là chữ r ngắn và r dài sao phần cách viết thì khác mà phần ký tự lại khác nữa ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai chữ khác nhau, có thể hiểu như chữ a và chữ ă của tiếng Việt mình, chữ viết khác ý cũng khác.
      Chữ Phạn viết và đọc khác, âm dài hoặc âm ngắn.
      Kiên trì lắm và học mãi mới khả dĩ, bạn ạ.

      Xóa
  22. Xin chào bạn Quachnhien. Bạn cho mình hỏi bộ chữ Phạn trên khi cài vào bàn phím iphone có phải là dạng chữ Nepal không nhỉ. Vì kình thấy chữ Phạn là sự kết hợp của Nepal và Indi nên không biết có đúng 100% là chữ Nepal không nhỉ. Mong bạn hồi đáp, cảm ơn bạn!

    Trả lờiXóa
  23. Theo mình nghĩ thì không hằn là vậy, Mình nghĩ có thể khác nhau về ngữ pháp và ngữ âm bạn ạ. Vì mình sử dụng laptop khi học Phạn, nên không biết khi sử dụng trên điện thoại thì thế nào.
    Nhưng nếu chỉ xem một vài câu nào đó, thì cũng không sao. Còn nếu học để đọc được những bộ sách tiếng Phạn thì còn nhiều công phu lắm bạn ạ. Mình học lâu nay, thấy rất khó, vì cách hành văn của tiếng Phạn không giống tiếng Việt mình.

    Trả lờiXóa
  24. Cho mình hỏi, mình muốn học tiếng Phạn thì ko biết có lớp học tiếng Phạn online nào ko vậy ạ? Cảm ơn cả nhà!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn thử vào trang này xem, tuy học online nhưng chương trình rất chính quy, học xong có thể hiểu tiếng Phạn rõ hơn, nhưng vì lớp này đóng học phí hơi cao.
      Bạn vào xem thử: https://phatviet.info/phanngu2021/
      Còn học như bọn mình, thì lúc này vì vấn đề sức khỏe chưa thể tiếp tục hướng dẫn trực tiếp được.
      Hoặc là bạn vào trang phatviet coi đường dẫn nơi mua quyển sách đó tự học trước xem sao. Lúc trước bọn mình tự học từ quyển sách đó. Thấy hay mới quyết tâm mở trang học Phạn này, viết lại chi tiết hơn, mình mới học và nhớ nổi. Trước hết phải thuộc mặt chữ Deva và những biến cách của nó, sau này khi nhìn bản Phạn mới không ngán, vì chữ rất khó nhớ!
      Chúc bạn học vui.

      Xóa